Mẫu báo giá dịch vụ vệ sinh hàng ngày khu điều trị bệnh Covid-

Mẫu báo giá dịch vụ vệ sinh hàng ngày khu điều trị bệnh Covid-

Với tình hình diễn biến bệnh dịch phức tạp, các khu cách ly bệnh nhân Covid, điều trị bệnh nhân Covid hầu hết là quá tải, kéo theo công tác vệ sinh, khử trùng tại các bệnh viện dã chiễn, thu dung cũng bị quá tải. Nhằm khắc phục tình trạng quá tải cũng như giải quyết vấn đề vệ sinh, khử trùng tránh lây nhiễm chéo, Phúc Khang Trang cung cấp dịch vụ cho thuê nhân viên vệ sinh và nhân viên hộ lý đồng thời chia sẻ mẫu báo giá về dịch vụ đặc thù này cho mọi người cùng tham khảo.

Covid-19 là gì?

Covid-19 còn gọi là Vi-rút corona. Covid-19 là một họ vi rút lớn, nhưng chỉ có một số loại được biết là thường gây nhiễm trùng ở người, với những loại vi-rút corona phổ biến ở người này thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ đến trung bình (như cảm lạnh thông thường).

Covid-19 là gì?
Covid-19 còn gọi là Vi-rút corona.

Các vi-rút corona mới hơn ở người mới sau này, như Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (SARS), Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS) và COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. COVID-19 ban đầu được cho là đã lây lan từ động vật
sang người, nhưng hiện bệnh đã lây lan từ người sang người.

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 ( tính đến 12h00 ngày 7/8/2021)

Ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.836), Bình Dương (882), Đồng Nai (466), Tiền Giang (165), Long An (160), Bà Rịa – Vũng Tàu (100), Vĩnh Long (62), Phú Yên (31), Sơn La (20), Kiên Giang (17), Bình Định (17), Lâm Đồng (12), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (7), Hải Dương (3), Bạc Liêu (3), Thanh Hóa (2) trong đó có 933 ca trong cộng đồng.

  • Tính đến sáng ngày 07/8, Việt Nam có 197.175 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và 194.837 ca mắc trong nước.
Diễn biến dịch bệnh Covid-19
  • Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 193.267 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
  • Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.
  • Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Cách phòng chống dịch bệnh Covid-19

Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

Thông điệp 5K
  • Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…
  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.
  • Không tụ tập đông người.
  • Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế.

Quy trình vệ sinh, khử khuẩn trong khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân Covid-19

  1. Mục đích

  • Nhân viên vệ sinh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh môi trường khu vực tiếp nhận, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
  • Cắt đứt đường lây truyền qua đường tiếp xúc của COVID-19.
  • Đảm bảo an toàn cho NB, NVYT và cộng đồng.
  1. Nguyên tắc thực hiện

Bề mặt khu vực sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được làm sạch, khử khuẩn theo một số nguyên tắc sau:

  • Tất cả bề mặt tại khu vực sàng lọc, khu vực cách ly và điều trị nhìn rõ hay không nhìn rõ có dính máu, dịch tiết, chất thải từ người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 đều phải được làm sạch và lau khử khuẩn tối thiểu ngày 2 lần và khi cần (sau khi khám, làm xét nghiệm, làm thủ thuật, vương vãi máu và dịch, sau chuyển/ra viện, tử vong).
  • Tất cả bề mặt (trong khu vực cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, bao gồm cả bề mặt các thiết bị chăm sóc, phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, lau khử khuẩn bằng các hoá chất khử khuẩn được BYT cấp phép.
  • Nhân viên y tế khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn các bề mặt liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc, kỹ thuật vệ sinh bề mặt và các biện pháp phòng ngừa theo đường lây truyền.
  • Nhân viên thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu vực điều trị, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 phải được tập huấn các quy trình làm sạch, khử khuẩn bề mặt và cách sử dụng đúng đầy đủ phương tiện PHCN khi thực hiện.
  1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

  • Tất cả NVYT làm công tác vệ sinh môi trường ở tất cả các khu vực có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm COVID-19.
  • Tất cả các bề mặt phương tiện, đồ dùng liên quan đến NB, giường, tủ bàn, ghế, nhà vệ sinh… trong khu vực sàng lọc, tiếp nhận, buồng bệnh cách ly, nơi giặt là, thu gom chất thải, nơi xử lý dụng cụ tái sử dụng, phương tiện vận chuyển có liên quan tới chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
  1. Phương tiện

  • Phương tiện PHCN (xem phần Sử dụng các phương tiện PHCN).
  • Quy trình thực hiện, bảng hướng dẫn pha hoá chất trên xe để phương tiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường.
  • Xà phòng rửa tay.
  • Hóa chất làm sạch và khử khuẩn đã pha theo đúng quy định (có thể dùng dạng xịt cầm tay dùng cho những bề mặt khó lau bằng khăn) có Clo hoạt tính nồng độ 0,05%, khăn lau tẩm dung dịch khử khuẩn hoặc các hóa chất diệt khuẩn thích hợp khác được BYT cấp phép.
  • Dung dịch khử khuẩn bề mặt có Clo hoạt tính 0,5% hoặc các hóa chất khử khuẩn khác được Bộ Y tế cấp phép cho vệ sinh bề mặt có đám máu, dịch, chất nôn, chất bài tiết.
  • Giẻ lau sạch chuyên cho khu vực sàng lọc và cách ly, cây lau nhà, xô chứa hóa chất và xô gom.
  1. Kỹ thuật thực hiện

  • Chia khu vực làm hai, có biển báo tránh trơn trượt, ướt trước khi lau vệ sinh sàn nhà, sảnh, cầu thang,
  • Lau theo đường zíc zắc, từ trên xuống, từ trong ra ngoài và từ vùng sạch nhất đến vùng kém sạch.
  • Khi dùng hóa chất dạng xịt, nên xịt hóa chất vào khăn sau đó lau; nếu lau nền nhà, phun thấp, xịt đến đâu lau đến đó. Không xịt khi có NB.
  1. Cách thực hiện

Bước 1:

Chuẩn bị đủ phương tiện làm sạch, khử khuẩn (thùng/xô chứa dung dịch khử khuẩn, giẻ lau, cây lau sàn…) sử dụng riêng phương tiện cho các khu vực cách ly (hành chính, buồng bệnh cách ly, khu vệ sinh, khu xử lý dụng cụ, đồ vải…).

Bước 2:

Người thực hiện vệ sinh môi trường mang phương tiện PHCN theo đúng hướng dẫn trước khi vào khu vực cách ly và trong suốt quá trình thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường khu cách ly (xem phần Sử dụng phương tiện PHCN).

Bước 3:

Lau ẩm và thu gom chất thải vào các bao và thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định trước khi lau khử khuẩn.

Bước 4:

Thực hiện lau khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch khuẩn với nồng độ quy định (có nồng độ Clo hoạt tính 0,05%) để khô 10 phút và lau lại nước sạch tránh hoá chất tồn lưu ảnh hưởng tới NB. Tần suất lau ở tất cả các bề mặt trong khu vực cách ly tối thiểu 2 lần/ngày và khi có yêu cầu. Áp dụng đúng quy trình lau 2 xô (một xô nước sạch, một xô dung dịch khử khuẩn) và mỗi lần lau là một giẻ sạch, không giặt lại trong các xô, mỗi giẻ lau không quá 20 m2. Khi lau cần phải chú ý:

  • Với các bề thường xuyên có tiếp xúc (xe tiêm, xe vận chuyển đồ vải dụng cụ, tay nắm cửa…) cần lau khử khuẩn ngay sau mỗi lần sử dụng hoặc có tiếp xúc.
  • Loại bỏ ngay và lau lại bằng dung dịch khử khuẩn có nồng độ Clo hoạt tính 0,5% mỗi khi thấy bề mặt có dính máu, dịch tiết, phân, chất nôn của NB. Thời gian hóa chất tiếp xúc với bề mặt môi trường ít nhất 10 phút.

Bước 5:

Thu gom các dụng cụ sau khi vệ sinh môi trường để làm sạch và khử khuẩn trước khi đưa chúng ra khỏi khu vực buồng bệnh cách ly. Bao gồm chất thải phải được cô lập (xem phần Xử lý chất thải, trang 54), giẻ lau cho vào túi cô lập chuyển xuống nhà giặt (Xem thêm hướng dẫn vận chuyển đồ vải và chất thải lây nhiễm ra khỏi khu vực cách ly).

Bước 6:

Nhân viên y tế cởi bỏ trang phục PHCN và VST bằng dung dịch xà phòng ngay sau khi kết thúc công việc vệ sinh môi trường.

Lưu ý: Bàn tay NVYT có tiếp xúc trực tiếp với máu, chất tiết, chất thải NB và sau khi tháo phương tiện PHCN phải được  rửa tay với xà phòng và nước.

1. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt hàng ngày

Quy trình thực hiện giống như trên và cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định:

  • Vệ sinh hai lần mỗi ngày và khi có yêu cầu. Nên có bảng theo dõi các bề mặt đã được khử khuẩn mỗi ngày.
  • Với mỗi lần vệ sinh, cần lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.
  • Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn. Ví dụ ít nhất 10 phút với các hợp chất có Clo hoạt tính 0,05% (500 ppm).

Lưu ý: không mang các dụng cụ vệ sinh tại khu vực cách ly ra nơi khác, tải lau được thu gom xử lý riêng tránh lây nhiễm COVID-19 ra khu vực khác trong bệnh viện.

2. Vệ sinh sau khi người bệnh ra viện/chuyển viện/tử vong

  • Chuyển NB cách ly khác trong buồng bệnh (nếu có) sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện vệ sinh khử khuẩn lần cuối.
  • Thu gom các dụng cụ bẩn, đồ vải tái sử dụng vào các thùng/túi theo quy định về trung tâm tiệt khuẩn, giặt là. Thu gom và loại bỏ chất thải và các vật dụng cá nhân khác của NB theo quy định thu gom và quản lý chất thải lây nhiễm.
  • Lau khử khuẩn các bề mặt bằng hóa chất khử khuẩn trước khi lau lại bằng dung dịch làm sạch. Cần thực hiện vệ sinh khử khuẩn từ khu vực ít ô nhiễm (khu vực hành chính) tới khu vực ô nhiễm nhiều (buồng cách ly), các bề mặt phương tiện thiết bị trước khi khử khuẩn và làm sạch sàn nhà.
  • Sử dụng hóa chất khử khuẩn diệt được COVID-19 cho tất cả các bề mặt trong phòng và bảo đảm đúng thời gian tiếp xúc với hóa chất khử khuẩn, ví dụ ít nhất 10 phút với các dung dịch có Clo hoạt tính 0,05%-0,5%.

Chi tiết về nồng độ hóa chất sử dụng trong vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tại Phụ lục 4

3. Vệ sinh khử khuẩn bề mặt đổ tràn máu hoặc dịch cơ thể

  • Cần thực hiện ngay khi xuất hiện hoặc ngay khi được phát hiện đám máu hoặc dịch cơ thể.
  • Mang đầy đủ phương tiện PHCN.
  • Loại bỏ đám máu hoặc dịch cơ thể theo trình tự: (1) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% (5.000 ppm) Clo hoạt tính loại bỏ đám máu (nếu lượng máu tràn nhiều phải thực hiện nhiều lần đến khi loại bỏ hết máu trên bề mặt; (2) Loại bỏ khăn (gạc) đã thấm máu vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm; (3) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính lau khử khuẩn bề mặt khu vực tràn máu; (4) Dùng khăn hoặc gạc tẩm dung dịch làm sạch lau lại bề mặt vừa khử khuẩn.
  • Cởi bỏ phương tiện PHCN và VST sau khi ra khỏi phòng cách ly.

4. Vệ sinh môi trường nhà đại thể và khu vực khâm liệm người bệnh COVID-19

  • Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo quy định đối với COVID-19.
  • Sau khi khâm liệm, phẫu thuật tử thi hoàn tất, tất cả dụng cụ, bề mặt bàn phẫu thuật, buồng phẫu thuật, phương tiện liên quan đến tử thi phải được khử khuẩn ngay bằng dung dịch Clo hoạt tính 0,5% và để khô từ 30 phút đến 1 giờ.
  • Làm sạch và khử khuẩn phương tiện vệ sinh theo quy trình.
  • Cởi bỏ phương tiện PHCN và VST sau khi kết thúc công việc.

5. Vệ sinh làm sạch dụng cụ vệ sinh

  • Dụng cụ vệ sinh bệnh viện phải được làm sạch sau mỗi ca làm việc, cuối mỗi ngày.
  • Các dụng cụ vệ sinh được xử lý bao gồm, cán cây lau nhà, xô/chậu đựng hóa chất, nước xả/ngâm khử khuẩn tấm lau được làm sạch, đánh chải với nước sạch và xà phòng để đúng nơi quy định, khô ráo.
  • Khử nhiễm các chậu/xô đựng dung dịch tẩy rửa và khử khuẩn ở nồng độ Clo hoạt tính 0,05%, rửa lại với nước sạch úp trên giá bảo quản làm khô.
  • Thu dọn dụng cụ vệ sinh để đúng nơi quy định. Không sử dụng dụng cụ vệ sinh chưa được xử lý để làm vệ sinh hàng ngày.
  1. Kiểm tra, giám sát

  • Khoa KSNK, Phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa liên quan có nhiệm vụ huấn luyện, kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh khử khuẩn môi trường hàng ngày hoặc đột xuất.
  • Giám sát hàng ngày sự tuân thủ của NVYT về thực hiện quy trình khử khuẩn làm sạch bề mặt, khử khuẩn sự cố tràn máu, dịch tiết sinh học, sử dụng phương tiện PHCN, vệ sinh khi làm việc trong khu vực cách ly điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19.
  • Kết quả giám sát cần phản hồi ngay cho người được giám sát và báo cáo cho lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện.

Xem thêm Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mẫu báo giá dịch vụ vệ sinh hàng ngày khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân Covid-19

Kính gửi :

      Cảm ơn quý khách hàng dành thời gian đọc báo giá dịch vụ vệ sinh hàng ngày khu cách ly của Công ty Phúc Khang Trang.

      Hiện tại công ty Phúc Khang Trang đang hợp tác thực hiện công tác vệ sinh và phục vụ tại các khu cách ly trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: Huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Châu Thành,  BV Lao và Phổi, BV Cao Văn Chí…..Với đội ngủ nhân viên được đào tạo kiến thức vệ sinh tại các khu cách ly Covid tại viện Pasture TP HCM. Chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành tốt công tác vệ sinh và phục vụ tại khu điều trị không để sự cố lây nhiễm chéo do công tác vệ sinh và phục vụ.

       Theo yêu cầu chúng Tôi xin trân trọng gửi đến quý bệnh viện bảng báo giá chi tiết dịch vụ vệ sinh như sau:

  1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC :

1.1 Khu vực làm việc:

Vị trí 1: BV thành phố Thủ Đức (29 Phú Châu, P.Tam Phú, TP Thủ Đức); Vị trí 2 (do BV mở rộng khu vực cách ly nên mượn trường học): Trường THPT Tam Phú (số 31 Phú Châu, P.Tam Hà.TP THủ Đức ).

1.2 Nội dung công việc.

  • Lầu 4, 5, 6 của Khu cách ly 7 lầu

STT

Chi tiết công việc

S.người

Vị trí

1

Thay tả, vệ sinh cá nhân cho người bệnh khi dơ.

12 người

-Mỗi lầu 2 người. mỗi ca 1 người.

-2 người làm ca 12/24 giờ, xoay tua với nhau.

-Lịch làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ)

-Làm 12 giờ, nghỉ ra trực 24.

-Lịch làm việc phối hợp cùng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

2

Cho bệnh nhân ăn uống nước

3

Hỗ trợ cho người bệnh lớn tuổi đi vệ sinh, đổ bô

4

Dọn dẹp giường, tủ đầu giường khi người bệnh xuất viện để sẵn sàng đón bệnh mới.

5

Hỗ trợ đưa người bệnh làm cận lâm sàng, chuyển khoa.

  • Khu bệnh thường – khoa Cấp cứu

STT

Chi tiết công việc

S.người

Vị trí khoa Cấp cứu

1

Chuyển bệnh nhân lên phòng mổ, các khoa, phòng.

2 người

-Làm việc theo ca 12/24h (làm 12 nghỉ ra trực 24)

-Lịch làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ), xoay tua.

-Thực hiện lịch làm việc theo lịch do  khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng.

-Hạn chế không đổi người.

-Khi nhân sự nghỉ đột xuất cần thay thế ngay người khác và có sự bàn giao công việc giữa người cũ và ngưới thay thề tránh không làm ảnh hưởng đến công việc).

-Nhân sự biết dọc, viết để tiếp thu công việc.

-Nhân sự trẻ, có sức khỏe (ưu tiên nam)

2

Đưa bệnh nhân đi làm cận lâm sàng (lấy máu, chụp phim, siêu âm,…)

3

Lấy kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân

4

Hỗ trợ kiểm đếm, ghi sổ  và giao nhận  vải bẩn/sạch giữa khoa Cấp cứu và nhà giặt.

5

Thu gom đồ vải bẩn tập trung tại nơi quy định

6

Sắp xếp đồ vải sạch tập trung đúng nơi quy định.

7

Thay drap giường khi drap dơ, có bệnh nhân xuất viện, tử vong

8

Hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh (khi cần)

9

Đổ bỏ dịch tiết của người bệnh.

  • Khu bệnh thường – khoa Sản

STT

Chi tiết công việc

S.người

Vị trí khoa Sản

1

Chuyển bệnh nhân lên phòng mổ, các khoa, phòng.

2 người

-Làm việc theo ca 12/24h (làm 12 nghỉ ra trực 24)

-Lịch làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ), xoay tua.

-Thực hiện lịch làm việc theo lịch do  khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng.

-Hạn chế không đổi người.

-Khi nhân sự nghỉ đột xuất cần thay thế ngay người khác và có sự bàn giao công việc giữa người cũ và ngưới thay thề tránh không làm ảnh hưởng đến công việc).

-Nhân sự có khả năng đọc, viết để tiếp thu công việc.

-Nhân sự trẻ,có đủ sức khỏe.

2

Đưa bệnh nhân đi làm cận lâm sàng (lấy máu, chụp phim, siêu âm,…)

3

Lấy kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân

4

Hỗ trợ kiểm đếm, ghi sổ  và giao nhận  vải bẩn/sạch giữa khoa Sản và nhà giặt.

5

Thu gom đồ vải bẩn tập trung tại nơi quy định

6

Sắp xếp đồ vải sạch tập trung đúng nơi quy định.

7

Cấp phát đồ vải cho người bệnh

8

Thay drap giường khi drap dơ, có bệnh nhân xuất viện, tử vong

9

Hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh (khi cần)

10

Đổ bỏ dịch tiết của người bệnh.

11

Hỗ trợ cho nhân viên y tế đỡ sanh khi cần (vệ sinh sản dịch , cho bệnh nhân uống nước)

  • Nhân viên hỗ trợ phun khử trùng + hậu tử vong

STT

Chi tiết công việc

S.người

Vị trí toàn bv

1

-Phối hợp cùng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện phun thuốc khử khuẩn Cloramin B khi chuyển bệnh trong toàn bệnh viện.

-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho người bệnh sau khi tử vong.

2 người

-2 người làm ca 12/24 giờ, xoay tua với nhau.

-Lịch làm việc tất cả các ngày trong tuần

-Làm 12 giờ, nghỉ ra trực 24.

-Lịch làm việc phối hợp cùng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

  • Nhân viên vệ sinh hàng ngày khoa cấp cứu & khoa sản.

STT

Chi tiết công việc

S.người

Vị trí

1

Lau khử khuẩn định kỳ hàng tuần 91 lần/tuần theo lịch khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng:

-Xe tiêm

-Tay nắm cửa

-Băng ca

-Xe đẩy bệnh

-Cọc dịch truyền

-Tủ vật tư

Quét và lau sàn với hóa chất làm sạch

Thường xuyên kiểm tra và đẩy bụi ở khu vực

Thu gom rác và thay bao rác

Lau bàn, ghê và các dụng cụ trong phòng

Làm sạch bồn rửa mặt, gương, bồn tiểu, bồn vệ sinh

 

6 người

-Làm việc theo ca 12/24h (làm 12 nghỉ ra trực 24)

-Lịch làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ), xoay tua.

-Thực hiện lịch làm việc theo lịch do  khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng.

-Hạn chế không đổi người.

-Khi nhân sự nghỉ đột xuất cần thay thế ngay người khác và có sự bàn giao công việc giữa người cũ và ngưới thay thề tránh không làm ảnh hưởng đến công việc).

-Nhân sự có khả năng đọc, viết để tiếp thu công việc.

-Nhân sự trẻ,có đủ sức khỏe.

  1. Nhân sự và vật tư công ty PHÚC KHANG TRANG cung cấp.

  • Tổng nhân sự (hộ lý): 16 nhân viên phục vụ tối đa 400 giường bệnh.(Tương đương 01 người phục vụ đối đa 25 giường)
  • Tổng nhân sự (vệ sinh): 06 nhân viên
  • Tổng nhân sự (hỗ trợ vệ sinh bệnh nhân tử vong): 02 nhân viên
  • Công cụ dụng cụ vệ sinh. (Bảng kê vật tư mang vào – Khu BVDC)
  • Hóa chất diệt khuẩn,vệ sinh. (file đính kèm)
  • Máy phun khử trùng ULV (01 cái), bình phun khử trùng điện (01 cái)
  1. Khách hàng cung cấp:

  • Hóa chất phun khử trùng Cloramin B.
  • Trang thiết bị bảo hộ: áo quần, nón, khẩu trang, kính, găng tay….
  • Suất ăn 3 lần/ngày cho nhân viên Phúc Khang Trang.
  • Xét nghiệm định kỳ 1 tuần/lần trong thời gian phục vụ. và 01 lần sau khi kết thúc công việc.
  1. CHI PHÍ DỊCH VỤ CHƯA BAO GỒM 10% VAT.

DIỄN GIẢI

ĐVT

SỐ NGÀY

SỐ NHÂN VIÊN

ĐƠN GIÁ (VNĐ)

THÀNH TIỀN (VNĐ)

Phí cung cấp nhân viên hộ lý

Người/ngày

(Ca 12h)

01

16

1.200.000

19.200.000

Phí cung cấp nhân viên vệ sinh hàng ngảy.

06

800.000

4.800.000

Phí cung cấp nhân viên hỗ trợ phun khử trùng và vệ sinh bệnh nhân sau khi tử vong

02

1.800.000

3.6000.000

Chi phí hỗ trợ phòng chống dịch (giảm trừ trực tiếp vào hợp đồng)

Tháng

1

-100.000.000

-100.000.000

Tổng chi phí dịch vụ 01 ngày

27.600.000

Tổng chi phí dịch vụ 01 tháng

828.000.000

Tổng chi phí đã giảm trừ 01 tháng

728.000.000

Bằng chữ: Bảy trăm hai mươi tám triệu đồng.

Chi phí trên bao gồm:

  • Lương nhân viên phục vụ: lương, bảo hiểm, rủi ro trong lao động.
  • Chi phí tự cách ly 14 ngày sau khi hoàn thành công việc.

Phương thức thanh toán:

  • Xuất hóa đơn vào ngày 25 hàng tháng, khách hàng thanh toán trong vòng 05 ngày khi nhận đầy đủ hóa đơn,biên bản xác nhận khối lượng,đề nghị thanh toán.
  • Hình thức thanh toán là: 100% Chuyển khoản

Chúng tôi hy vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng và mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất !!!

       Trân trọng kính chào!

                                                           TP HCM, Ngày  ……  Tháng  ……  Năm 2021

ĐẠI DIỆN CÔNG TY PHÚC KHANG TRANG

Tham khảo và tải mẫu báo giá tại đây 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *